Bệnh bệnh Ecoli trên heo và phác đồ điều trị

 

Bệnh bệnh Ecoli trên heo và phác đồ điều trị

Tiêu chảy do nhiễm khuẩn E. coli là một trong những trường hợp tiêu chảy phổ biến nhất trên heo con mà chúng ta – những nhà chăn nuôi đang phải đối mặt. Bệnh Ecoli trên heo được phát hiện vào những năm 1985 với tên gọi  khoa học là Bacterium Coli Commune, từ các chủng vi khuẩn đường ruột

Hãy cùng Anicare tìm hiểu về bệnh Ecoli trên heo

1. Các thể bệnh do E.coli gây nên thường thấy ở heo.

Có nhiều nhóm E.coli gây bệnh với những đặc điểm khác nhau nhưng quan trọng nhất là nhóm E.coli gây tiêu chảy phân vàng, nhớt vàng ở heo con theo mẹ và nhóm gây phù thũng, tích nước xoang bụng ở heo cai sữa.
+ Thể nhiễm trùng máu: thường xảy ra ở heo con từ 0 – 3 ngày tuổi.
+ Thể tiêu chảy gặp ở các lứa tuổi trên heo con
* Tiêu chảy phân trắng và phân vàng hay gặp  12 – 72 giờ sau khi đẻ
* Tiêu chảy từ 4 – 5  ngày tuổi đến 3 – 4 tuần tuổi
* Tiêu chảy sau cai sữa
+ Thể phù thủng: thường gặp ở heo con trước và sau cai sữa 1 đến 2 tuần.

Xem thêm: Top những loại thuốc chữa bệnh tiêu chảy ở gà tốt nhất hiện nay

2. Truyền nhiễm học bệnh Ecoli ở heo.

– Loài mắc bệnh Ecoli: heo con theo mẹ hoặc  heo cai sữa
– Chất chứa căn bệnh E Coli: phân, hạch, gan, não, máu
– Đường xâm nhập của khuẩn E coli: đường tiêu hóa. Mầm bệnh theo thức ăn, nước uống vào hệ thống đường tiêu hóa. Khi sức đề kháng kém, miễn dịch giảm, mầm bệnh nhân lên và gây bệnh
– Con đường lây lan vi khuẩn Ecoli:

  • Tự phát: do vi sinh vật có sẵn trong ruột, phát bệnh khi sức đề kháng giảm . Do stress, vận chuyển, làm vacxin, thay đổi thời tiết , thiếu vitamin, thiếu sắt hoặc do bị nhiễm lạnh do nhiệt độ chuồng nuôi không đảm nhiệt độ lợn con 32- 35 độ C
  • Lây gián tiếp: xâm nhập qua đường tiêu hóa do heo con liếm láp các chất dơ bẩn, phân heo mẹ, thức ăn rơi vãi bị ôi thiu, hoặc bú sữa ở vú viêm, cám cho heo tập ăn không cùng loại với heo nái mẹ đang ăn
  • Vấn đề an toàn sinh học chưa được đảm bảo .

– Cơ chế sinh bệnh của khuẩn E-coli:

  • Vi khuẩn E coli có sẵn ở bên ngoài môi trường
  • Vào ruột ( hoặc sẵn có trong đường tiêu hóa )
  • Gặp điều kiện thuận lợi chúng  nhân lên trong niêm mạc
  • Sinh độc tố  gây trúng độc , hiểu hiện ra bên ngoài bằng triệu chứng

3. Triệu chứng bệnh Ecoli trên heo.

Dưới đây là các triệu chứng bệnh ecoli ở lợn điển hình mà Anicare đã tổng hợp

a) Triệu chứng thể nhiễm trùng máu:
Con vật bị nhiễm bệnh trong vòng 12h sau khi sinh và có thể chết trong vòng 48 giờ với các biểu hiện triệu chứng sau:
+ Lười vận động, ủ rũ mệt mỏi, đứng nằm không yên, đuôi rũ xuống.
+ Đôi khi ói mửa, run rẩy và có thể chết sau khi hôn mê, co giật (tỷ lệ chết có thể 85 – 90%).

b) Triệu chứng thể tiêu chảy:
– Tiêu chảy phân có màu vàng, trắng xám, mùi hôi do vi khuẩn Ecoli
– Heo mất nước, sút cân nhanh , bú sữa kém, đi lại không vững và nôn ra sữa đông không tiêu.
– Nếu không điều trị kịp thời thì heo yếu dần, lông xù và tỷ lệ chết có thể lên đến 80 – 90%

Triệu chứng tiêu chảy phân có màu vàng, trắng xám, mùi hôi do vi khuẩn Ecoli ở lợn con

c) Thể phù thủng:
Bệnh thường xảy ra đột ngột ở giai đoạn vài ngày đến một tuần sau cai sữa và trên những heo lớn hơn trong đàn

  • Dấu hiệu ban đầu kém ăn, lười vận động.
  • Thể quá cấp heo chết đột ngột và trước khi chết có triệu chứng phù.
  • Ở thể cấp tính, bệnh diễn biến 2 – 3 ngày. Ngày đầu heo bỏ ăn, sang ngày thứ 2 hoặc ngày thứ 3 có triệu chứng phù ( xuất hiện chủ yếu ở vùng đầu như: mí mắt, vùng hầu, gốc tai, đôi khi sưng cả mặt)
  • Phù não, não bị chèn ép bởi dịch thoát ra từ mạch máu nên gây nhũn não
  • Có các triệu chứng thần kinh như: co giật kiểu bơi chèo, đi xiêu vẹo, hay đâm đầu vào tường
  • Do thủy thủng ở thanh quản nên hay kêu khàn , ho
  • Sung huyết ở niêm mạc và xanh tím ở tai, mõm, chóp đuôi, khó thở trước khi chết.
  • Heo mệt, tụ một góc chuồng, phù quanh mí mắt.
Triệu chứng Phù thũng ở quanh mí mắt, heo mệt mỏi bởi bệnh Ecoli

4. Bệnh tích khuẩn Ecoli trên heo.

a) Thể nhiễm trùng huyết
Bệnh Ecoli trên heo biểu hiện triệu chứng Viêm màng ngoài tim, van tim, sung huyết thận, lá lách, có thể viêm da và khớp.

b) Thể tiêu chảy
– Cơ thể mất nước nhiều, phân dính bết vào hậu môn.
– Mạch máu ruột và hạch ruột sung huyết cấp tính.
– Dạ dày chứa sữa không tiêu.

c) Thể phù thủng
– Vùng cơ dưới da đầu bị thủy thủng.
– Hạch ruột bị thủy thủng, xoang bụng chứa dịch phù, thủy thủng ở màng treo ruột.
– Phù thủng: mí mắt, lỗ tai, ở quanh tim, thanh quản, ruột.

5. Các biện pháp phòng bệnh Ecoli trên đàn lợn.

Phương pháp phòng và kiểm soát bệnh cho heo bao gồm chủng ngừa vaccine cho heo nái và sử dụng kháng sinh (như Amox 20Amox 50Amox80) phòng bệnh đúng cách; trong khi phương pháp kiểm soát về môi trường có thể được tóm gọn với hai từ: sạch sẽ và khô ráo.

Môi trường nuôi dưỡng là yếu tố quyết định nên thành công trong công tác phòng bệnh Ecoli
  • Chuồng đẻ heo nái và chuồng úm phải được tiêu độc và sát trùng trước khi đưa heo vào
  • Môi trường xung quanh trại phải được rải vôi và phun sát trùng định kì tuần 2 lần
  • Heo con mới sinh phải được bú sữa đầu càng sớm càng tốt để tạo kháng thể và hấp thu được chất dinh dưỡng
  • Nếu heo mẹ thiếu sữa thì phải dùng núm vú giả và cho sữa cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi bú thêm
  • Đảm bảo nhiệt độ cho heo con và giữ chuồng nuôi luôn sạch sẽ khô thoáng
  • Sát trùng chuồng trại thường xuyên đảm bảo an toàn sinh học
  • Tiêm sắt và vacxin phòng bệnh cho heo con
  • Thức ăn chăn nuôi phải đảm bảo về chất lượng, cung cấp đủ chất dinh dưỡng
  • Bổ sung Gluco K C điện giải, men vi sinh, giải độc gan thận cho heo con

6. Điều trị bệnh Ecoli trên heo.

Dưới đây Anicare sẽ cùng bà con tìm hiểu các cách điều trị bệnh e coli ở lợn (heo). 

a. Đối với heo mẹ sau sinh:

Kiểm tra xem heo mẹ có mất sữa không. Nếu mất sữa kiểm tra xem lợn nái có bị viêm vú, viêm tử cung hay không. Thì chúng ta làm biện pháp sau

  • Nếu vú bị tắc sữa thì lấy nước ấm, dùng khăn sạch chườm vào núm bị tắc
  • Thụt rửa âm đạo cho lợn nái bằng bằng dung dịch xanh etylen
  • Và tiêm phác đồ sau cho lợn nái
  • Ngày 1: Tiêm Oxytoxin + Sulamoc 15% hoặc các loại thuốc chống viêm vú, viêm tử cung không ảnh hưởng đến nái mang thai và cho con bú
  • Ngày 2: Tiêm Oxytoxin
  • Ngày 3: Giống ngày 1
  • Ngày 4: Giống ngày 2
  • Ngày 5: Giống ngày 1

Chú ý:

  • Nếu lợn nái mệt mởi ra sữa ít thì có thể chuyền 500ml đường 10%, tiêm thêm Gluco K C, Catosan, B1, Cafein cho heo nái để trợ sức trợ lực
  • Hòa Gluco K C, Giải độc gan thận cho heo nái uống hoặc trộn vào thức ăn
  • Thuốc tiêm và thuốc trộn phải dùng đúng theo bao bì sản phẩm

b. Đối với heo con: Phải làm theo phác đồ sau

Phác đồ 1:

Đối với Heo con tiêu chảy nước, mùi tanh, nôn mửa thì gồm

  • Dịch tiêu chảy cấp ( PED)
  • Viêm dạ dày truyền nhiễm ( TGE )

Cách khắc phục :

  • Cách ly lợn bị bệnh , sát trùng chuồng trại và làm vacxin
  • Dùng điện giải Oresol cho heo uống để bù chất điện giải

Phác đồ 2:

Bệnh tiêu chảy do Ecoli phân trắng

  • Triệu chứng phân lỏng hay sệt màu vàng lục hay trắng. Tỉ lệ chết cao tuần đầu tuổi

Phác đồ điều trị:

  • Chủng ngừa vacxin Ecoli đối với lợn con từ 3-4 tuần là mũi 1 và nhắc lại tuần 6
  • Đối với lợn mẹ:Phải tiêm chủng trước sinh 2 tuần

Trị bệnh:

  • Điều trị bằng kháng sinh liệu trình từ 3-5 ngày Colistin 100UI/ 1KgP, Neomycin 10mg/1KgP, Apramycin 20mg/1KgP và kết hợp điện giải
  • Chú ý: Có thể hỗ trợ truyền xoang bụng bằng Sedum Glucose 5% 20ml/ lần/ 1-2 lần / ngày

Phác đồ 3:

Heo 20 ngày tuổi bị tiêu chảy phân sệt màu vàng, không màu ( nhão) mùi tanh có váng mỡ, có 1 số phân viên tròn như phân thỏ. Mắc lúc 2-3 tuần tuổi. Vệ sinh thú y, phun sát trùng, giữ ấm đàn heo

  • Dùng thuốc: Colistin, Thiamphenicol, Flophenicol, Neotesol trộn vào thức ăn hoặc pha nước theo chỉ dẫn của bao bì sản phẩm

Chú ý:

  • Thuốc điều trị Cầu trùng: Dùng thuốc Diclacox hoặc Tortrazuril. Dùng thêm Gluco K C, Vitamin ADE, Mutivit, Thuốc giải độc gan thận, Men tiêu hóa trộn vào cám hoặc pha nước theo chỉ dẫn bao bì sản phẩm
  • Đối với lợn con sau sinh phải nhỏ thuốc trị cầu trùng, Baycox 5% ngay sau đẻ liên tục 3 ngày kết hợp Septotrin 0,5ml/ con/ 3 ngày liên tục và thực hiện tiêm sắt vào ngày 3 nhắc lại vào ngày 10 của lợn con

Trên đây là tất cả thông tin, cũng như phác đồ điều trị mà các chuyên gia của Anicare nghiên cứu để giúp bà con khắc phục bệnh Ecoli trên đàn heo

Chúc bà con có một vụ mùa chăn nuôi bội thu

LIÊN HỆ VỚI TÔI:

Số điện thoại: 0937556696

Địa chỉ: 101/171 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

Zalo chat: https://zalo.me/1903334545868958782

Xem thêm: Nam phi chứng kiến lượng lớn sữa bị bán phá giá

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TỔNG HỢP CÁC THÔNG TIN CÔNG TY THUỐC THÚ Y ANICARE

Ngành sản xuất trứng ở Kazakhstan khó khăn khi lợi nhuận giảm dần

Backlink Google chất lượng tháng 8 năm 2021