Bệnh E.coli trên gia cầm trong trong nuôi

 

Bệnh E.coli trên gia cầm trong trong nuôi

Chăn nuôi gia cầm ngày càng phát triển về quy mô và đẩy mạnh về chất lượng. Bên cạnh đó việc đảm bảo sức khỏe cho gia cầm đang là điều được chú trọng và đặt là ưu tiên hàng đầu. Ngoài bệnh do virus gây ra trên gia cầm như bệnh Newcastle thì bệnh E.coli trên gia cầm là 1 bệnh rất phổ biến trong chăn nuôi. Hôm nay, hãy cùng các bác sĩ thú y tại Anicare tìm hiểu về bệnh E.coli trên gia cầm.

1.Nguyên nhân gây bệnh E.coli trên gia cầm trong chăn nuôi.

  • Là bệnh gây ra do vi khuẩn đường ruột E.coli ( Escherichia coli ), E.coli còn là một vi khuẩn cơ hội, gây bệnh kế phát khi gia cầm bị stress  hay đã bị nhiễm những bệnh khác làm cho con vật suy yếu.
  • Kế phát E.coli thường làm bệnh trở nên nguy hiểm hơn nhiều và gây thiệt hại lớn trong chăn nuôi công nghiệp.
    Vi khuẩn E.coli
    Vi khuẩn E.coli
  • Vi khuẩn E.coli có động lực cực cao:
    • Tiết ra độc tố gây ỉa chảy
    • Có thể sống sẵn trong đường tiêu hóa của nhiều gia cầm khỏe
    • Gây bệnh ở 2 thể:
  • Thể đường ruột chủ yếu gây tiêu chảy.
  • Thể nhiễm trùng máu gây bệnh toàn thân.
  • Bệnh nặng ở gia cầm non ( gà con < 1 tháng tuổi )

2. Đặc điểm của bệnh do vi khuẩn E.coli trên gia cầm.

2.1. Loài gia cầm mắc bệnh.

  • Tất cả các loài gia cầm, thủy cầm đều có thể mắc bệnh.
  • Vi khuẩn E.coli hầu hết có sẵn trong cơ thể vật nuôi ngay cả khi con vật khỏe mạnh

2.2. Tuổi gia cầm mắc bệnh.

  • Nếu bệnh nguyên phát thì xảy ra chủ yếu ở gà, vịt, ngan, ngỗng từ mới nở đến 3 tuần tuổi nhưng chủ yếu từ 2 – 10 ngày đầu sau nở.
  • Bệnh thứ phát thì xảy ra bất cứ lúc nào trong đời của gia cầm và thủy cầm

2.3. Mùa phát bệnh E.coli trên gia cầm.

  • Bệnh mắc quanh năm, vì luôn có vi khuẩn trong cơ thể gia cầm

2.4. Phương thức truyền lây.

  • Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa.
  • Bệnh có thể lây lan qua đường hô hấp, nhưng tỷ lệ thấp
  • Khi thiếu dinh dưỡng, chăm sóc kém, gà giảm sức đề kháng

3. Triệu chứng của bệnh do Vi khuẩn E.coli trên gia cầm.

  • Sốt lúc đầu, sau giảm dần
  • Xù lông, sã cánh, cù rù, không chịu vận động, hay nằm, buồn ngủ.
  • Mào thâm xám, ăn kém rồi bỏ ăn, chân khô, gầy xọp.
  • Uống nhiều nước do khát nước, sinh tiêu chảy.
  • Phân loãng vàng xanh lẫn nhiều bọt khí.
    hình ảnh phân gà mắc bệnh Ecoli ghép Gumboro
    Phân gà mắc bệnh E.coli ghép Gumboro
  • Thở khó do túi khí bị viêm, gia cầm há mốm thở, nhịp thở tăng, hai cánh dùi theo nhịp thở, thường ghép CRD
  • Chết nhanh, chết nhiều ở gà, vịt, ngan, ngỗng con 2 – 15 ngày tuổi.
  • Gia cầm lớn thường ỉa chảy kéo dài.

4. Bệnh tích của bệnh do vi khuẩn E.coli gây ra trên gia cầm.

4.1 Thể đường ruột:

  • Khi mổ khám thấy bệnh tích chủ yếu ở ruột, nhưng không điển hình, các cơ quan nội tạng bị ứ huyết và xuất huyết., xuất hiện màng Fibrin trong ổ bung.
  • Thành ruột thường dày lên.
    Bệnh E.coli trên gà
    Màng Fibrin trong ổ bụng. – Bệnh E.coli trên gà
  • Ruột viêm cata, lòng đỏ không tiêu và dai nhưng không có màu xanh như ở bệnh do Salmonella gây ra, viêm xuất huyết màng bao gan, tim, dạ dày tuyến và màng treo ruột…

4.2. Thể toàn thân

  • Bệnh thường nhiễm trùng kế phát sau các bệnh cầu trùng.
  • Viêm ruột hoại tử, thiếu vitamin A, CRD
  • gà bị bệnh ỉa chảy nặng, phân có nhày.
  • Túi khí vị viêm phù nề hoặc viêm bã đậu Fibrin
  • Bụng bị chướng cứng.
    Bệnh nhiễm khuẩn E.coli
    Gà bị mắc bệnh Ecoli

     

5. Điều trị bệnh do vi khuẩn E.coli trên gia cầm

  • Bệnh E.coli dễ dàng được điều trị khỏi bằng một trong các loại thuốc kháng sinh Colistin, Gentamycin, tiêm hoặc pha vào nước uống theo hướng dẫn của nhà sản xuất và theo chỉ định của bác sĩ thú y
  • Tăng cường sức đề kháng của gia cầm bằng cách bổ sung một trong những sản phẩm vitamin hỗn hợp, Vitamin C và chất điện giải. Sử dụng men tiêu hóa để cải thiện sức khỏe của gia cầm sau quá trình điều trị bệnh.
  • Tham khảo một số điện giải, bổ sung vitamin, tăng sức đề kháng cho con vật.
    Sản phẩm Anicare
    Gluco K C và Men Biolactomin

     

6. Phòng bệnh do vi khuẩn E.coli gây ra trên gia cầm.

  • Phải thực hiện đúng quy trình ấp, nở, quy trình úm gia cầm sơ sinh
  • Phải sử dụng đúng toa thuốc úm gia cầm con như đã ghi trong bệnh khô chân, khô mỏ.
  • Khi bắt gia cầm về nuôi phải đảm bảo nhiệt độ úm, cho uống nước thuốc ngay sau khi thả gia cầm vào quây, sau đó 2 giờ phải cho ăn ngay, ăn càng sớm càng tốt
  • Tránh các yếu tố máng ăn, máng uống, nguồn thức ăn, nước uống phải sạch sẽ và đủ về lượng.
  • Vệ sinh, sát trùng sạch sẽ chuồng trại chăn nuôi, hạn chế mầm bệnh

CÔNG TY DƯỢC THÚ Y ANICARE

Địa chỉ: 101/171 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

SĐT: 0336463399

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TỔNG HỢP CÁC THÔNG TIN CÔNG TY THUỐC THÚ Y ANICARE

Ngành sản xuất trứng ở Kazakhstan khó khăn khi lợi nhuận giảm dần

Backlink Google chất lượng tháng 8 năm 2021